Tuyển sinh 2015: Rối!

Thực tế cho thấy, tuyển sinh năm 2015 nhẹ nhàng và không phức tạp như thi “3 chung”, nhưng thay đổi trong quy định miễn thi ngoại ngữ hay quy định số nguyện vọng xét tuyển..gây rối cho thí sinh.

Tuyển sinh đại học - cao đẳng 2015: Rối với quy định mới
Chỉ còn 4 tháng nữa là thí sinh bắt đầu đăng ký dự kỳ thi chung quốc gia năm 2015 với 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp và dùng kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Tuy nhiên, tất cả mọi thông tin về kỳ thi đối với hàng triệu thí sinh, phụ huynh và hội đồng tuyển sinh các trường giờ rối tung, rối mù vì kiểu thông tin nhỏ giọt hoặc thậm chí hôm nay thông tin thế này, hôm sau thông tin thế kia từ Bộ GD-ĐT.

Có thể nói, một kỳ thi chung quốc gia dù hơi đột ngột nhưng đây là sự kỳ vọng của toàn xã hội để giảm bớt gánh nặng thi cử cho học sinh, giảm bớt sự lãng phí. Vậy nhưng điều bất ngờ chính các cơ sở đào tạo không rối mà người rối chính là “tổng chỉ huy”. Có lẽ đây là hệ quả của việc Bộ GD-ĐT chưa có sự chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng cho sự đổi mới căn bản về thi cử. Do đó, sự rối rắm luôn xảy xung quanh những văn bản cũng như những phát ngôn của bộ.

Đầu năm 2014, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng để áp dụng cho năm 2017 khi khai tử “3 chung”. Sau đó, Bộ GD-ĐT ra văn bản yêu cầu các trường phải hoàn thành và công bố đề án tuyển sinh riêng trong tháng 9-2014. Theo các trường, lộ trình để chuẩn bị chu đáo cho một phương án thi mới thay cho “3 chung” có thể nói là hợp lý vì không gây quá nhiều xáo trộn đối với học sinh THPT.


Rối với quy đinh tuyển sinh 2015

Tuy nhiên, mọi sự trở nên rối bời khi ngày 9-9, Bộ GD-ĐT chính thức công bố năm 2015 tổ chức một kỳ thi chung quốc gia. Đây là quyết định quan trọng và thông thường trước khi ra quyết định chính bộ phải là người tự đặt câu hỏi và trả lời: “Liệu mình có làm được không?”. Ngay sau quyết định, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 3 hội nghị tại Hà Nội, Huế và TPHCM quy tụ hết mọi chuyên gia tuyển sinh, chuyên gia quản lý cùng bàn tới bàn lui, góp ý nhưng cái cần nhất là quy chế... vẫn chưa có. Và Bộ GD-ĐT lúc thì cho biết tháng 1-2015 sẽ có quy chế, lúc thì tháng 11-2014 và mới đây lại có thông tin đến tháng 12-2014 sẽ có quy chế.

Đơn giản như giữa 2 công văn ngày 9-9 (Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký) và công văn ngày 19-9 (Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký) lại đá nhau về mốc thời gian lẫn nội dung sử dụng kết quả kỳ thi chung quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ. Tiếp đó, Bộ GD-ĐT lại ra quyết định miễn thi ngoại ngữ cho học sinh trong năm 2015 nhưng ngay sau đó phải “sửa sai” bằng quyết định khác cùng với việc nâng chuẩn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.

Thế nhưng việc miễn thi ngoại ngữ xem ra không hiệu quả vì thực tế các trường ĐH, CĐ không công nhận khi xét tuyển vì không thể quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm để các trường tính điểm xét tuyển.

Mới đây, đại diện Bộ GD-ĐT lại trả lời thí sinh đăng ký tối đa 9 nguyện vọng và các trường đưa ra các quy định cộng điểm là sai quy chế. Thực tế, trong hàng trăm đề án tuyển sinh riêng năm 2015 được gửi về Bộ GD-ĐT cũng chỉ là “dự kiến” mà thôi. Bởi lẽ bộ đã và đang bắt các trường làm theo quy trình ngược theo kiểu “gọt chân cho vừa giày”. Quy chế tuyển sinh chưa có nhưng các trường phải nộp đề án trước cho bộ bằng mọi giá. Sau đó, bộ duyệt đề án rồi từ từ mới đưa ra quy chế. Và khi Bộ GD-ĐT đưa ra quy chế, các trường lại phải mở đề án đối chiếu với quy chế để chỉnh sửa.

Thực tế cho thấy, tuyển sinh năm 2015 nhẹ nhàng và không phức tạp như thi “3 chung”. Để cho tâm lý thí sinh ổn định, Bộ GĐ-ĐT phải thận trọng khi đưa ra các thông tin, đồng thời phải gấp rút hoàn thiện và sớm công bố Quy chế tuyển sinh năm 2015, các giải pháp đồng bộ để các trường kịp thời điều chỉnh đề án, lên phương án và chuẩn bị cho kỳ thi.

Theo Báo SGGP.

Đề thi thử Đại học môn Hóa 2015 có đáp án chi tiết

Đề thi thử đại học môn HÓA 2015 có đáp án chi tiết (lời giải, đáp số). Đây là đề thi lần 1 do bạn Nguyễn Anh Phong, sinh viên Đại học Ngoại thương ra đề và hướng dẫn giải.



Đề thi thử đợt này vẫn ra theo cấu trúc môn Hóa (50 câu) của Bộ Giáo dục, các câu hỏi có nhiều mức độ khác nhau nhằm phân loại trình độ học sinh. Với kinh nghiệm ôn thi đại học môn Hóa (và đã đỗ đại học) của mình, bạn Phong hy vọng sẽ giúp được các thí sinh thế hệ sau qua các đề thi thử như thế này.

Download Đề thi và Lời giải đầy đủ TẠI ĐÂY

14 Phản ứng hóa học cực đỉnh có thể bạn chưa biết!



Những phản ứng hóa hoc rất thú vị xoay quanh cuộc sống của chúng ta nhưng ít ai để ý đến.

Sử dụng ứng dụng độ bất bão hòa, quy đổi và các phương pháp bảo toàn

Sử dụng ứng dụng độ bất bão hòa, quy đổi và các phương pháp bảo toàn

a2


a3


a4

Phương pháp tự chọn lượng chất

                                                          

I. Cơ sở của phương pháp
Trong hóa học các đại lượng % như % khối lượng , % thể tích , % số mol , C% .Các đại lượng trung bình như khối lượng mol trung bình , số nguyên tử trung bình … Các loại tỉ lệ hoặc các lượng chất đề bài cho đều có chứa chung một tham số:  m (g), V(l), a(mol) …  ,công thức phân tử đều không phụ thuộc vào lượng ban đầu mà chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ giữa chúng .Trong thực tế  nhiều bài toán hóa học cho số liệu dưới dạng nêu trên để cho bài toán đơn giản hơn ta nên dùng phương pháp tự chọn lượng chất . Chúng ta có thể chọn  một đại lượng tổng quát nào đó bằng một số liệu cụ thể như : khối lượng , số mol , thể tích , tỉ lệ … nhưng theo hướng có lợi cho việc tính toán, biến bài toán từ phức tạp trở nên đơn giản, biến bài toán từ dạng tổng quát về một bài toán cụ thể . Sau khi đã chọn lượng chất thích hợp thì bài toán trở thành một dạng rất cơ bản, việc giải toán lúc này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.



II. Một số lưu ý khi giải toán
1.Nếu bài toán cho số liệu dưới dạng khối lượng thì thường chọn khối lượng m =100 gam hoặc m =M , nếu cho số liệu dưới dạng V thì thường chọn V=22,4 lít hoặc 1 mol .Nếu cho dưới dạng tỉ lệ thì chọn tỉ lệ .
2.Phương pháp tự chọn lượng chất về bản chất chỉ là một mẹo giúp ta đơn giản bài toán hóa học trong tính toán cho nên phương pháp này phải sử dụng kết hợp với  các phương pháp khác như : phương pháp bảo toàn nguyên tố ,phương pháp bảo toàn khối lượng , phương pháp bảo toàn e , phương pháp quy đổi , phương phap trung bình…. và cả công thức tính nhanh nữa sẽ giúp giải bài toán phức tạp trở lên đơn giản nhất .
3.Không phải lúc nào cũng áp dụng được phương pháp tự chọn lượng chất , cho nên chúng ta phải nắm vững và hiểu được phương pháp này nếu không rất có thể chúng ta nhầm lẫn dẫn đến việc giải toán một cách ngộ nhận thì thật đáng tiếc .Để hiểu rõ hơn về phương pháp này các em hãy đọc kĩ các bài tập minh họa dưới đây và nhớ là làm lại nó nhé !

III. PHẦN BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1 :Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
      A. Cu.                         B. Zn.                            C. Fe.                                   D. Mg.
Giải

Phân tích bài toán : Bài cho dữ kiện dưới dạng  C% và bài bắt tìm công thức phân tử .Rõ ràng các đại lượng này không phụ thuộc vào lượng ban đầu
Cách 1:  ta chọn m H2SO4 = 98 gam ( nên chọn H2SO4 vì nếu chọn m H2SO4 ta có thể tính được số mol của H2SO4  , nếu chọn m=M thì số mol chất sẽ = C%)
+ m H2SO4 = 98 .20% =19,6 gam => nH2SO4  = 19,6/98 = 0,2(mol)
Phản ứng :
M(OH)2         +             H2SO4    ----------- > MSO4           +          2H2O
0,2(mol)  < -------------- 0,2 mol ------------ > 0,2 mol
Theo bảo toàn khối lượng
=> m dung dịch sau phản ứng   = m dung dịch H2SO4  + m M(OH)2 tan vào  = 98 + 0,2(M +34)  ( gam)
phuong phap tu chon luong chat p11.png
Cách 2: Chọn n M(OH)2 = 1 mol
M(OH)2         +             H2SO4    ----------- > MSO4           +          2H2O
1(mol)   ---------------- > 1 mol -------------- > 1 mol

=> mH2SO4 = 98 gam => m dung dịch H2SO4  = 98.100/20 = 490 gam
Theo bảo toàn khối lượng
=> m dung dịch sau phản ứng   = m dung dịch H2SO4  + m M(OH)2 tan vào  =  490 + (M +34) = 524 +M   ( gam)
phuong phap tu chon luong chat p12.png
Như vậy có thể  chọn chất nào cũng được kết quả vẫn ra giống nhau , các em có thể chọn m dung dịch H2SO4 = 100 gam (nếu chọn 100 gam số mol H2SO4 sẽ lẻ khó tính ) hoặc chọn H2O , muối .... nhưng việc chọn như thế có thể sẽ làm bài toán khó giải hơn nên phải linh hoạt trong việc chọn lượng chất

=>Đáp án A

Bài  2. Cho dung dịch axit axetic có nồng độ x % tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là:
      A. 20                           B. 16                             C. 15                                    D. 13
Giải
Ta chọn : m dung dịch NaOH = 40 gam -> nNaOH = 10% =0,1(mol)
Phản ứng :
 
Cách 1:
CH3COOH      +         NaOH   ----- > CH3COONa           +        H2O
0,1(mol) < ------------- 0,1 (mol) ------ > 0,1 (mol)
=> m CH3COOH  = 0,1 .60 =6 gam => m dung dịch CH3COOH = 6.100/x =600/ x ( gam)
Theo phương pháp  bảo toàn khối lượng
=> m dung dịch sau phản ứng   = m dung  dịch NaOH + m dung dịch CH3COOH    =  (40 + 600/x )( gam)
phuong phap tu chon luong chat p14.png
Cách 2:

Chọn n CH3COOH = 1 mol => mCH3COOH  =60 gam => m dung dịch CH3COOH  =60.100/x ( gam)
CH3COOH      +         NaOH   ----- > CH3COONa           +        H2O
1(mol)  ------------- -- > 1 (mol) ------ > 1 (mol)
 
=> m CH3COOH  = 1 .60 =60 gam => m dung dịch CH3COOH = 60.100/x =6000/ x ( gam)
=> m NaOH  = 40.1 =40 gam => m dung dịch NaOH = 40.100/10 =400 gam
Theo phương pháp  bảo toàn khối lượng
=> m dung dịch sau phản ứng   = m dung  dịch NaOH + m dung dịch CH3COOH    =  400 + 6000/x ( gam)
phuong phap tu chon luong chat p15.png
=> Đáp án C

Bài 3: Hoà tan một lượng oxit của kim loại R vào trong dung dịch  H2SO4 4,9% ( vừa đủ ) thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,87%. Xác định công thức phân tử  của oxit kim loại.
A.CaO                         B.FeO                         C.MgO                        D.CuO
Giải
Đặt công thức tổng quát của oxit là R2O ( n là hoá trị của R )
Chọn số mol của  R2On =1 (mol)
Phương trình phản ứng :
R2On                  +       nH2SO4    ------>    R2 (SO4)n             +          nH2O
1mol ------------------- >  n(mol) ---------- > 1 (mol)
=> m H2SO4 = 98n ( gam) => m dung dịch H2SO4  = 98n.100/4,9 =2000n (gam)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
=> m dung dịch sau phản ứng   = m R2On + m dung dịch H2SO4     =  1.(2R +16n) + 2000n  =2R +2016n ( gam)
phuong phap tu chon luong chat p16

=> Đáp án C

Các em có thể chọn số mol H2SO4  = 1 mol và thử giải xem sao nhé !

Bài 4: Oxi hoá C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có M = 40. Hiệu suất phản ứng oxi hoá là:
      A. 25%                       B. 35%                          C. 45%                                 D. 55%
Chọn số mol C2H5OH ban đầu = 1 mol  
Phản ứng  :
 
C2H5OH   +   CuO    ----  > CH3CHO     +    H2O     +  Cu
a mol -------------------------- > a mol ----- > a mol
=> hỗn hợp chất lỏng sau phản ứng gồm :
CH3CHO  = H2O  = a mol
C2H5OH dư  = (1-a) mol
=> m hỗn hợp sau phản ứng  = (44+18).a  + 46(1-a) = 40 ( a+a +1-a)
=> a  = 0,25(mol)   => %H  = 0,25 .100 %/1 = 25% => Đáp án A

Bài 5:Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là:
      A. 10%                        B. 18,75%                     C. 20%                                 D. 25%
Giải
phuong phap tu chon luong chat p17.png
=> Đáp án D
 
Bài 6:Hỗn hợp chứa Fe,FeO, Fe2O3 . Nếu hoà tan hết a gam hỗn hợp bằng HCl thì lượng H2 thoát ra bằng 1% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử a (g ) hỗn hợp bằng H2 đun nóng, dư thì thu được một lượng nước bằng 21,15% lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định % mỗi chất trong hỗn hợp đem thí nghiệm.
A. 28%, 36%, 36%             B.25% , 25% , 50%                 C.30% , 60% , 10%     D.22% , 26% ,52%
Giải
Chọn a =100 gam
=> mH2 = 100.1% =1 gam  => nH2 = 0,5(mol)
=> mH2O = 100.21,15% =21,25 gam  => nH2O =1,175(mol)

Chỉ có Fe tạo ra H2 theo phản ứng :
  Fe   +      2HCl   ->    FeCl2   +    H2
0,5 mol < ---------------------------- 0,5 mol
Phản ứng với H2
 FeO    +    H2   -------  > Fe    +      H2O
a mol  ------------------------------- > a mol
Fe2O3   +   3H2    ------ > 2Fe     +   3H2O
b mol  --------------------------------- > 3 b mol
phuong phap tu chon luong chat p18.png
 
=> Đáp án A

Bài 7: Cho a gam dung dịch H2SO4 loãng nồng độ C% tác dụng hoàn toàn với hỗn hợp 2 kim loại K và Fe ( Lấy dư so với lượng phản ứng ). Sau phản ứng, khối lượng khí sinh ra là 0,04694 a (g). Tìm C%
 A. 30,6%                                     B.24,5%                                     C.48,5%                                               D.50,2%

Giải
Chọn  a = 100 g 
=> m H2SO4  = 100.C% = C (gam) => nH2SO4  = C /98 (mol)
=> mH2O  = m dung dịch H2SO4  - mH2SO4  = 100 – C (gam) => nH2O = (100-C) /18
=> mH2 = 0,04694a =4,694 gam => nH2  = 2,347 (mol)

Vì hỗn hợp kim loại Fe, Na lấy dư nên H2SO4 và H2O đều phản ứng hết
   2K       +          H2SO4     ---- >  K2SO4                +      H2                    (1)

    Fe       +          H2SO4     ---- >  FeSO4                 +      H2                    (2)

   2K    +              2H2O       ---- >  2KOH                 +     H2                    (3)

Từ các phương trình  (1),(2),(3) dễ thấy :

phuong phap tu chon luong chat p19.png
=> Đáp án B

Bài 8: Hỗn hợp A gồm 1 anken và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 6,4. Cho A qua Ni nung nóng được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 8 (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%). Công thức phân tử của anken là:
      A. C2H4                       B. C3H6                         C. C4H8                               D. C5H10­
Giải
phuong phap tu chon luong chat p20.png

=> Đáp án C

Bài 9: Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol 1:1 với m gam hiđrocacbon D rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được  275a /82 gam CO2 và 94,5a / 82 gam H2O. D thuộc laọi hiđrocacbon nào?
      A. CnH2n+2                   B. CnH2n-2                      C. CnH2n                               D. CnHn
 
Giải
Ta nên chọn a =82 gam
=> m CO2  = 275 (gam ) => nCO2  = 6,25(mol)
=> mH2O  = 94,5 (gam) => nH2O =5,25(mol)
Do C6H14 và C6H6 có số mol bằng nhau .Nên theo phương pháp quy đổi ta có :
C6H14  + C6H6  = C12H20 => nC12H20  = 82 / 164 = 0,5(mol)
=> nCO2 do C12H20 sinh ra  = 0,5.12 =6 mol  => nCO2 do D sinh ra  = 6,25 -6 =0,25(mol)
=> nH2O do C12H20 sinh ra  = 0,5.20/2  =5  mol => nH2O do D sinh ra  = 5,25 -5 =0,25(mol)
=> Số mol CO2 do D sinh ra = số mol CO2 do D sinh ra => D có dạng CnH2n
=> Đáp án C

Bài 10:  Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6.                  B. C2H6O.                     C. C2H6O2.                          D. C2H4O.
Giải
phuong phap tu chon luong chat p121.png
=> Đáp án B

/